Là
bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng
đơn vị hành chính cấp xã, được đo vẽ bổ sung trọn thửa đất, xác
định loại đất của mỗi thửa theo yêu cầu thống kê của từng chủ sử
dụng đất trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chỉnh phù hợp với các
số liệu trong hồ sơ địa chính.
Bản đồ địa chính thể hiện vị trí, hình thể,
diện tích, số thửa và loại đất của từng thửa theo từng chủ sử dụng,
đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai của Nhà nước ở các cấp xã, huyện,
tỉnh và Trung ương.
Khi thành lập bản đồ địa chính phải sử dụng
thống nhất mạng lưới khống chế tọa độ, độ cao Nhà nước. Hiện tại
chúng ta đang dùng hệ tọa độ VN-2000, Ê-líp-xô-ít WGS-84, hệ tọa
độ phẳng UTM. Kinh tuyến trục được Tổng cục Địa chính (nay là Bộ
Tài Nguyên và Môi trường) quy định riêng cho từng tỉnh. Điểm gốc
hệ độ cao là độ cao của điểm độ cao gốc ở Hòn Dấu - thành phố Hải
Phòng.
Công
dụng của bản đồ địa chính:
Làm
cơ sở để giao đất, đăng ký đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nói chung và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
ở và quyền sử dụng đất ở khu vực đô thị nói riêng.
Xác
nhận hiện trạng địa giới hành chính cấp xã, huyện, tỉnh.
Xác
nhận hiện trạng, thể hiện biến động của các loại đất trong từng
đơn vị hành chính cấp xã.
Làm
cơ sở để quy hoạch, lập kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng
các khu dân cư, đường giao thông, cấp thoát nước, thiết kế các công
trình dân dụng và làm cơ sở để đo vẽ các công trình ngầm.
Làm
cơ sở thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết tranh chấp đất
đai.
BẢN ĐỒ ĐỊA
HÌNH
Bản
đồ địa hình là bản vẽ thu nhỏ dạng địa hình, địa vật trên mặt đất
lên giấy theo một quy tắc toán học và tỷ lệ nhất định dựa trên cơ
sở những số liệu đo đạc ngoài thực địa kết hợp với công tác ở trong
phòng.
Tuỳ theo tỷ lệ và mục đích sử dụng bản đồ
mà người ta có thể bỏ bớt, lược đi hoặc thêm vào một số các yếu
tố địa hình, địa vật.
Các yếu tố nội dung bản đồ địa hình được
chia thành 7 nhóm lớp theo 7 chuyên đề là: Cơ sở toán học, Thủy
hệ, Địa hình, Dân cư, Giao thông, Ranh giới và Thực vật. Các yếu
tố thuộc một nhóm lớp được vẽ thành một file riêng. Trong một nhóm
lớp, các yếu tố nội dung lại được sắp xếp theo từng lớp. Cơ sở của
việc phân chia nhóm lớp và lớp là các qui định về nội dung bản đồ
địa hình trong "Ký hiệu bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500; 1:1000;
1:2000 và 1:5000" ban hành năm 1995.
Các
yếu tố nội dung bản đồ thuộc các nhóm lớp khác nhau được vẽ thành
các tệp tin khác nhau. Nội dung chính của các nhóm lớp qui định
như sau:
Nhóm
lớp "Cơ sở toán học" bao gồm khung bản đồ, lưới km,
các điểm khống chế trắc địa, giải thích, trình bày ngoài khung và
các nội dung có liên quan.
Nhóm
lớp "Dân cư" bao gồm nội dung dân cư và các đối tượng
kinh tế, văn hoá, xã hội.
Nhóm
lớp "Địa hình" bao gồm các yếu tố dáng đất, chất đất,
các điểm độ cao.
Nhóm
lớp "Thủy hệ" bao gồm các yếu tố thủy văn và các đối tượng
liên quan.
Nhóm
lớp "Giao thông" bao gồm các yếu tố giao thông và các
thiết bị phụ thuộc.
Nhóm
lớp "Ranh giới" bao gồm đường biên giới, mốc biên giới;
địa giới hành chính các cấp; ranh giới khu cấm; ranh giới sử dụng
đất.
BẢN ĐỒ CHUYÊN
ĐỀ
Bản
đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ được biểu hiện một cách rõ
nét hiện trạng sử dụng đất ở các tỉnh, thành phố; là một dữ liệu quý
giá phục vụ các mục đích của tỉnh về quản lý, quy hoạch, điều tra...
Bản đồ quy hoạch: Bản
đồ được biểu hiện một cách rõ nét hiện trạng quy hoạch sử dụng đất
ở các t ỉnh, thành phố; phục vụ cho công tác quản lý, điều tra.
Bản đồ được số hóa, hiện chỉnh, tổng quát hóa... cho phù hợp với từng
điều kiện của tỉnh, thành phố. Bản đồ được in với chất lượng cao.