Trang chủ  |  Đảng  |  Công đoàn  |  Đoàn thanh niên  |  Diễn đàn  |  Liên hệ  |  Weblink  |  Góp ý  |  English   
 Phương châm hoạt động của Công ty là “Chất lượng là cơ sở và điều kiện cho sự phát triển bền vững”
1. Xây dựng, thực hiện, duy trì và không ngừng cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2015 nhằm chứng minh năng lực của Công ty trong việc cung cấp một cách nhất quán các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng và yêu cầu của Luật định.
2. Luôn đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chất lượng máy, thiết bị, cơ sở hạ tầng; chất lượng tri thức trong doanh nghiệp và môi trường làm việc để nâng cao năng lực cạnh tranh.
3. Thúc đẩy các cơ hội nâng cao thỏa mãn khách hàng; giải quyết các rủi ro và cơ hội liên quan đến mục tiêu và hoạt động chung của Công ty và khả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng.
4. Tất cả người lao động trong Công ty đều hiểu rõ và có ý thức, trách nhiệm thực hiện đúng các quy chế, quy định, quy trình, thủ tục và các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
CỔNG THÔNG TIN TMN

  

Năm 2015

  

Năm 2016

  

Năm 2017

  

Năm 2018

  

Năm 2019

  

Năm 2020

  

Năm 2021

  

Năm 2022

  

Năm 2023
Download phần mềm
Sụt lún đang lan rộng khắp Sài Gòn
24/4/2017 8:43:00 AM
Từ vài điểm nhỏ trên địa bàn bị biến dạng sụt lún, sau 20 năm tình trạng lún mặt đất đã lan rộng khắp TP HCM, tác động xấu đến cơ sở hạ tầng và đời sống người dân.

PGS.TS Lê Văn Trung (trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP HCM) và cộng sự vừa đưa ra những số liệu về tình trạng sụt lún mặt đất tại thành phố. Nó được cho là làm hạ thấp các mốc độ cao quốc gia trên địa bàn, ảnh hưởng lớn đến việc xác định cốt nền xây dựng, thiết kế và thi công các công trình chống ngập.

"Đây là vấn đề đáng báo động để có giải pháp kịp thời phục vụ phát triển bền vững TP HCM. Nhất là đối với các công trình thoát nước, chống ngập triều hiện nay", ông Trung nói.

sut-lun-dang-lan-rong-khap-sai-gon

Sụt lún mặt đường năm 2010. Ảnh: T.M

Theo nghiên cứu, 20 năm trước, biến dạng lún xuất hiện lần đầu tại một vùng nhỏ thuộc quận 6 và Bình Thạnh. Vài năm sau lan ra các quận 7, 8, 9, 11, 12, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp và huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè.

Giai đoạn 2002-2010, nền đất TP HCM không phát triển nhiều vùng lún mới nhưng độ lún tăng nhanh tại quận 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh với giá trị cao nhất lên đến 309 mm.

Từ năm 2011 đến nay, khu vực trung tâm thành phố tương đối ổn định, vùng lún chủ yếu xuất hiện tại Nhà Bè, Bình Chánh.

Vì sao nền đất Sài Gòn sụt lún?

Qua phân tích điều kiện địa hình, địa chất công trình, thủy văn và đặc điểm về mật độ dân số, xây dựng… nhóm nghiên cứu kết luận nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sụt lún là khai thác nước ngầm, xây dựng công trình trên nền đất yếu và do hoạt động giao thông.

Ông Trung phân tích thêm, thành phố có địa hình bằng phẳng và thấp, thường xuyên bị ngập do triều. Trong quá trình đô thị hóa, các quận mới và khu công nghiệp đều dùng nước ngầm như nguồn nước chính. Việc bêtông hóa bề mặt trong quá trình xây dựng đã làm tăng diện tích bề mặt không thấm, ngăn quá trình thấm từ trên xuống tầng chứa nước.

Kết quả tính toán từ các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ bêtông hoá đô thị và việc khai thác nước ngầm quá mức đã làm hạ mực nước dưới đất trung bình 2 m mỗi năm.

Với hơn 60% diện tích đất có địa hình thấp (dưới 2 m), lún mặt đất có ảnh hướng lớn với những khu vực ngập triều và làm hư hỏng các công trình trong quá trình phát triển của đô thị.

"Ước tính, đến năm 2070 mực nước biển tăng lên 50 cm. Nếu không có giải pháp quản lý kịp thời, lún mặt đất kết hợp với sự dâng cao của mực nước biển sẽ tạo ra áp lực rất lớn đến chương trình điều hành thoát nước và chống ngập của thành phố", ông Trung cảnh báo.

Chuyên gia nhận định, so với các đô thị lớn trên thế giới như Mexico, Thượng Hải và một số thành phố lớn ở Nhật, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của lún mặt đất theo thời gian ở TP HCM không đáng kể.

"Tuy nhiên, nếu không có biện pháp kịp thời, sự phát sinh và mở rộng vùng hạ thấp dần độ cao sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hạ tầng của thành phố. Đặc biệt là công trình metro, chống ngập triều, việc xác định cốt nền xây dựng và đời sống người dân ở khu vực có địa hình thấp", ông nói.

sut-lun-dang-lan-rong-khap-sai-gon-1

Mống chân cầu bộ hành trên đường Võ Văn Kiệt (quận 8, TP HCM) bị sụt lún khá nghiêm trọng hồi tháng 6/2015. Ảnh: Mạnh Tùng.

Giải pháp hạn chế sụt lún

Từ những dữ liệu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp hạn chế sụt lún mặt đất TP HCM như: không phát triển đô thị trên vùng đất yếu, có địa hình thấp (dưới 2 m); tạo triệt để phân vùng cấm và hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất.

Ngoài ra, để hạn chế việc hình thành các phễu hạ thấp mực nước ngầm, phải cung cung cấp nước mặt đủ cho nhu cầu sử dụng các khu đô thị mới và khu công nghiệp. Song song với giải pháp trên, thành phố nên nghiên cứu biện pháp cụ thể bổ cập nước mưa cho từng tầng chứa nước, hồ điều tiết, thay vì để nước mưa tràn lan trên mặt đất gây ngập.

Theo nhóm nghiên cứu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cung cấp cho TP HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long kết quả kiểm tra mốc độ cao tại khu vực vào năm 2014 và 2015. Do đó, thành phố nên cung cấp sớm cho các cơ quan khảo sát thành lập bản đồ, quy hoạch thiết kế và thi công công trình để cập nhật và xác định đúng cao trình (theo hệ tham chiếu quốc gia).

Nghiên cứu của nhóm chuyên gia được thực hiện bằng phân tích dữ liệu, hình ảnh từ năm 1992 và liên tục được giám sát, cập nhật theo "đặt hàng" của TP HCM khi tình trạng lún mặt đất trên địa bàn đang rất được quan tâm.

Mạnh Tùng

theo vnexpress.net
 
Các tin khác
  Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024
  Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000
  Tìm hướng gỡ 'nút thắt' về đất đai trong doanh nghiệp Nhà nước
  Chào năm mới 2022
  Năm 2030: Đo vẽ bản đồ toàn bộ diện tích đất liền và trên biển
  TP.HCM hạn chế tối đa đi lại từ khu vực này sang khu vực khác
  Nghiêm túc thực hiện đúng quy định pháp luật về thẩm định giá
  TPHCM sẽ thí điểm cho người dân xây nhà ở trên đất nông nghiệp
  Bất động sản TP.HCM: Năm 2019, tâm điểm vẫn là đất nền
  Luật Đo đạc và Bản đồ - Cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển ngành đo đạc và bản đồ Việt Nam
  Xây dựng cơ chế thí điểm giao đất, cho thuê đất đối với diện tích nhỏ hẹp trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh
  Hội nghị Trung ương 7 thảo luận 3 Đề án quan trọng
  Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Lê Công Thành giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
  Chính thức có Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5/2018
  Hà Nội: Cấp Giấy chứng nhận và đăng ký kê khai đất đai lần đầu đạt 98,9%
  Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12-16/3/2018
  Mức tiền lãi chậm nộp BHXH, BHTN, BHYT năm 2018
  Quy định mới về tiền lương tính đóng BHXH từ ngày 01/01/2018
  Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa: Khó khăn vướng mắc nhất là bàn giao lại đất của các nông, lâm trường cho địa phương
  Hiện đại hóa nền hành chính
Hôm nay có 2 văn bản mới
KHKD : 1 (VB)
D.Thanh nien CS : 1 (VB)
Tên đăng nhập  
Mật khẩu  
 
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
Cập nhật:Thứ 5 lúc 14:10 25/4
THÔNG TIN CẦN BIẾT
   Thời tiết
   Tỷ giá ngoại tệ
   Giá vàng
Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam
Số 30, đường số 3, khu phố 4, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.37408111, 028. 37415512, Fax: 028.37408538     Email:     tmn@monre.gov.vn
Copyright © 2006 CERS Software Group. All rights reserved