Trang chủ  |  Đảng  |  Công đoàn  |  Đoàn thanh niên  |  Diễn đàn  |  Liên hệ  |  Weblink  |  Góp ý  |  English   
 Phương châm hoạt động của Công ty là “Chất lượng là cơ sở và điều kiện cho sự phát triển bền vững”
1. Xây dựng, thực hiện, duy trì và không ngừng cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2015 nhằm chứng minh năng lực của Công ty trong việc cung cấp một cách nhất quán các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng và yêu cầu của Luật định.
2. Luôn đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chất lượng máy, thiết bị, cơ sở hạ tầng; chất lượng tri thức trong doanh nghiệp và môi trường làm việc để nâng cao năng lực cạnh tranh.
3. Thúc đẩy các cơ hội nâng cao thỏa mãn khách hàng; giải quyết các rủi ro và cơ hội liên quan đến mục tiêu và hoạt động chung của Công ty và khả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng.
4. Tất cả người lao động trong Công ty đều hiểu rõ và có ý thức, trách nhiệm thực hiện đúng các quy chế, quy định, quy trình, thủ tục và các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
CỔNG THÔNG TIN TMN

  

Năm 2015

  

Năm 2016

  

Năm 2017

  

Năm 2018

  

Năm 2019

  

Năm 2020

  

Năm 2021

  

Năm 2022

  

Năm 2023
Download phần mềm
8 đề xuất cải cách BHXH trình Trung ương
7/5/2018 7:57:00 AM
Tại Hội nghị Trung ương 7 khoá XII sắp diễn ra, Trung ương sẽ bàn nhiều vấn đề quan trọng, trong đó vấn đề cải cách chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội - vấn đề thiết thân với đông đảo nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động.

Đề án thiết kế chính sách BHXH đa tầng, hướng tới phổ cập BHXH toàn dân, tuân thủ nguyên tắc đóng- hưởng và chia sẻ rủi ro

Theo Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH) và chính sách ưu đãi người có công, trước đây việc xây dựng chính sách và quản lý lĩnh vực tiền lương, BHXH, ưu đãi người có công không phản ánh đúng bản chất của các lĩnh vực này.

Cụ thể, quan hệ tiền lương theo nguyên tắc giá cả thù lao của sức lao động, BHXH theo nguyên tắc đóng- hưởng, chia sẻ rủi ro và chính sách ưu đãi người có công là chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan tới vấn đề an sinh xã hội.

Do đó, Ban Cán sự Đảng Chính phủ tập trung xây dựng 2 đề án riêng, gồm Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và Đề án cải cách chính sách BHXH, nhưng có tính tương quan lẫn nhau.

Về cải cách chính sách BHXH, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Đề án thiết kế chính sách đa tầng, hướng tới phổ cập toàn dân, tuân thủ nguyên tắc đóng- hưởng và chia sẻ rủi ro.

Cụ thể, tầng thứ nhất là tiền trợ cấp của Chính phủ cho người cao tuổi (đang thực hiện) do BHXH chi trả, đồng thời bổ sung hình thức cho người thụ hưởng đóng thêm theo nguyên tắc đóng - hưởng để hỗ trợ cho quỹ và nâng cao chất lượng chi trả.

Tầng thứ hai là bao phủ đối tượng có thu nhập thì có đóng BHXH, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần việc tham gia BHXH cho nông dân, người nghèo, người thu nhập thấp để hình thành văn hóa đóng- hưởng. Phó Thủ tướng cho biết Việt Nam đã thành công với cách thức này khi hỗ trợ người khó khăn đóng bảo hiểm y tế.

Tầng thứ ba là thiết kế chính sách hưu trí tự nguyên lưu thông với khối thị trường.

Để bảo đảm nguyên tắc của chính sách và duy trì, phát triển quỹ, Đề án quy định người lao động tham gia BHXH trên 10 năm thì mới bắt đầu được hưởng trợ cấp hưu trí. Nếu người lao động rời khỏi hệ thống trước thì chỉ được hưởng số tài khoản hiện hữu.

Đề án cũng đặt ra vấn đề điều chỉnh tuổi hưu để bảo đảm tính bền vững của Quỹ BHXH, tập trung theo phương án điều chỉnh tăng tuổi từ 1/1/2021 theo lộ trình với người lao động bình thường trong điều kiện lao động bình thường tăng thêm mỗi năm 3 tháng cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

“Nếu không bàn tới tăng tuổi nghỉ hưu thì khó bảo đảm quỹ. Quyết định này có tác động lâu dài hàng chục năm nhưng phải hành động mau lẹ trong thời gian ngắn. Bài học Italy điều chỉnh 4 tuổi nghỉ hưu trong 10 năm đã làm cho thị trường lao động rối loạn trong 20 năm sau này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.

Theo Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh, BHXH Việt Nam là cơ quan được tham gia xây dựng Đề án và tất cả các thành viên khi xây dựng Đề án, liên quan tới tuổi nghỉ hưu, đều cân nhắc rất nhiều yếu tố, chứ không chỉ vấn đề cân đối quỹ, chẳng hạn vấn đề kinh tế, hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, năng suất lao động, số lượng, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực, bình đẳng giới và cân đối quỹ.

Ông Ánh cũng khẳng định không có chuyện đến 2025 là mất cân đối thu chi quỹ hưu trí.

BHXH đa tầng

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng BHXH (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, Đề án nêu lên 8 yếu tố đột phá nhằm phúc đáp quyền được bảo đảm an sinh xã hội của người dân.

Đầu tiên, Đề án mở rộng diện bao phủ BHXH, xây dựng hệ thống BHXH đa tầng và hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân.

Theo ông Giang, trong xã hội, thu nhập của người dân rất đa dạng, có người thu nhập thấp, trung bình, nhưng có người thu nhập rất cao. Trước đây, Việt Nam chỉ duy trì BHXH cơ bản, tức là người lao động có tiền lương, đóng BHXH trên nền tiền lương đó với mức trần nhất định. Đây là hình thức BHXH đơn tầng để đáp ứng cho tất cả. Điều này chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người lao động trong xã hội. Vì vậy, cải cách lần này, Ban soạn thảo Đề án thiết kế hệ thống BHXH đa tầng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân. Như vậy, BHXH đa tầng sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân khi đang làm việc và ngay cả khi về hưu thay vì đơn tầng như lâu nay.

"Thông qua BHXH đa tầng, chúng ta hướng tới BHXH toàn dân", ông Giang cho biết, hiện Việt Nam đang có khoảng 5-6 triệu người từ 60 đến dưới 80 tuổi không có thu nhập hàng tháng để đảm bảo tuổi già. Thông qua BHXH toàn dân thì trong tương lai, hướng tới tất cả những người cao tuổi đều có lương hưu.

Nội dung đáng chú ý tiếp theo của Đề án là điều chỉnh tuổi nghỉ hưu. Theo ông Phạm Trường Giang, trong bối cảnh già hóa dân số, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là một xu thế tất yếu của tất cả các nước, không riêng Việt Nam.

Phương án xin ý kiến Trung ương về tuổi nghỉ hưu điều chỉnh theo lộ trình phù hợp để vừa đạt mục tiêu tăng tuổi nghỉ chung, vừa thu hẹp dần khoảng cách về giới trong tuổi nghỉ hưu. Những ngành nghề đặc biệt có thể nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn so với tuổi nghỉ hưu chung 5 tuổi.

"Kinh nghiệm các nước đã từng thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cho thấy, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn nhưng phải được thực hiện sớm và tiến hành khẩn trương theo lộ trình, không tạo sốc cho thị trường lao động", ông Giang nói.

Thứ ba, Đề án kết hợp hài hòa các nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ và thu hẹp khoảng cách về mức lương hưu trong tầng BHXH do Nhà nước tổ chức để khắc phục những bất hợp lý trong thời gian vừa qua.

Ông Phạm Trường Giang cũng cho biết, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã có nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ, nhưng chia sẻ mới thực hiện rõ nét với BHXH ngắn hạn. Ví dụ như nam giới vẫn đóng tỷ lệ như nữ giới để chia sẻ với nữ khi thai sản, hay giữa những người may mắn không xảy ra tai nạn lao động với những người không may bị tai nạn. Nhưng riêng chính sách lương hưu lại quá chú trọng nguyên tắc đóng - hưởng. Tức là đóng cao - hưởng cao tuyệt đối, chia sẻ chưa thể hiện rõ nét trong thiết kế chính sách về hưu trí.

Lần này, trong Đề án thiết kế theo hướng kết hợp hài hoà giữa nguyên tắc đóng - hưởng và nguyên tắc chia sẻ trong chính sách hưu trí để thu hẹp khoảng cách lương hưu. "Vì thời gian qua chú trọng nguyên tắc đóng - hưởng nên 64% những người hưởng lương hưu có mức lương hưu thấp hơn mức bình quân (khoảng 4,5 triệu/tháng). Khoảng cách giữa những người hưởng mức lương hưu cao và thấp ngày càng lớn", ông nói.

Vì vậy, thời gian tới, công thức tính sẽ chú trọng sự chia sẻ, lúc đó sẽ diễn ra sự chia sẻ ở 3 khía cạnh. Đầu tiên là chia sẻ giữa nam và nữ (hiện nam cao hơn nữ), chia sẻ giữa người tham gia dài và người tham gia thời gian ngắn, giữa người có mức đóng cao do được đào tạo tốt hơn thì chia sẻ với người có mức lương hưu thấp. Đây không phải chia sẻ một cách sòng phẳng mà chia sẻ mang tính tương đối. Người lao động đóng cao vẫn hưởng mức cao một cách tương đối, chứ không phải đóng cao hưởng cao tuyệt đối như hiện nay.

Như vậy, lúc đó sẽ thu hẹp được khoảng cách về lương hưu, không còn tình trạng có người hưởng lương hưu ở mức rất cao và có người hưởng mức rất thấp.

Ngoài 3 đề xuất nêu trên, Đề án còn có 5 nội dung khác được cho sẽ tạo đột phá. Cụ thể là, tăng cường sự liên kết và hỗ trợ giữa các chính sách BHXH; kế thừa và phát triển nguyên tắc điều chỉnh lương hưu độc lập tương đối với tiền lương của người đang làm việc; điều chỉnh theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia để giảm số lượng hưởng BHXH một lần; thiết kế lại các tham số BHXH để đảm bảo đạt mục tiêu bền vững tài chính của các Quỹ BHXH thành phần; rút ngắn điều kiện thời gian tham gia BHXH để được hưởng lương hưu.

Việc rút ngắn điều kiện thời gian tham gia BHXH (hiện tối thiểu là 20 năm) để được hưởng lương hưu nhằm tạo cơ hội cho người có thời gian ngắn bảo lưu, người ở độ tuổi trung niên (45 - 50 tuổi) mới tham gia BHXH có thể hưởng chế độ hưu trí, không phụ thuộc và ngân sách nhà nước.

Với lộ trình dự kiến bắt đầu cải cách BHXH vào năm 2021, Ban soạn thảo Đề án cho rằng không thể chậm trễ hơn để bắt tay vào thực hiện các đề xuất trên, vì quỹ thời gian cần thiết để kịp thời thể chế hóa và chuẩn bị các điều kiện thiết yếu không còn nhiều.

PV (tổng hợp)

theo thư viện pháp luật
 
Các tin khác
  Từ ngày 01/01/2025, tiến hành tổng kiểm kê tài sản công trên cả nước
  Quy định mới về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận diện tích tăng thêm
  04 cách kiểm tra đất có nằm trong quy hoạch không?
  Chốt đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022
  Toàn bộ Nghị định có hiệu lực từ đầu tháng 04/2020
  Sắp xếp lại chế độ phụ cấp, không bổ sung phụ cấp mới theo nghề
  Chuyển giao một số dịch vụ hành chính công sang cho DN
  Tăng số tiền đóng BHXH, BHYT với 9 nhóm đối tượng kể từ 01/7/2018
  Cách phân bổ thu nhập để giảm tiền đóng BHXH từ 01/01/2018
  Thẻ BHYT 2018: Những điểm mới cần biết
  Từ 01/7/2018: Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH cho nhiều đối tượng
  Tết Âm lịch 2018: Cán bộ, công chức được nghỉ 7 ngày (dự kiến)
  Những việc doanh nghiệp cần làm để cấp mã số BHXH cho NLĐ
  TP.HCM: Hướng dẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN theo Quyết định 595
  08 chính sách nổi bật có hiệu lực từ đầu tháng 9/2017
  Chính sách Lao động - Tiền lương có hiệu lực từ 15/8/2017
  Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương năm 2018
  04 chính sách về tiền lương, BHXH có hiệu lực từ tháng 8/2017
  Sắp có hướng dẫn mới về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
  Từ 01/01/2018, thêm nhiều khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc
02/12/2024 có 1 văn bản mới
VP : 1 (VB)
Tên đăng nhập  
Mật khẩu  
 
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
Cập nhật:Thứ 3 lúc 15:41 3/12
THÔNG TIN CẦN BIẾT
   Thời tiết
   Tỷ giá ngoại tệ
   Giá vàng
Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam
Số 30, đường số 3, khu phố 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.37408111, 028. 37415512, Fax: 028.37408538     Email:     tmn@monre.gov.vn
Copyright © 2006 CERS Software Group. All rights reserved