Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:
Từ ngày 01/01/2018, ngoài những khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc như hiện hành còn bổ sung thêm nhiều khoản thu nhập của NLĐ làm cơ sở tính đóng BHXH bắt buộc (Xem thêm tại bài viết Từ 01/01/2018, thêm nhiều khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc).
Tuy nhiên, vẫn còn những khoản thu nhập của NLĐ không phải tính đóng BHXH bắt buộc; bởi vậy, kế toán cần phải phân bổ một phần thu nhập của NLĐ vào các khoản thu nhập không phải tính đóng BHXH bắt buộc thì NLĐ và doanh nghiệp sẽ giảm số tiền đóng BHXH bắt buộc.
14 khoản thu nhập không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng kể từ ngày 01/01/2018
Lưu ý: Việc phân bổ này bắt buộc phải thực hiện đúng trên quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế để đảm bảo được quyền lợi chính đáng của NLĐ (mọi hành vi “lách luật” phân bổ thu nhập không đúng thực tế và pháp luật sẽ dẫn đến nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn đóng BHXH theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi năm 2017)).
Sau đây, là ví dụ về sự phân bổ thu nhập nhằm giảm mức đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ một cách đúng luật và phù hợp với thực tế.
Tổng thu nhập
|
Không phân bổ thu nhập
|
Phân bổ thu nhập hợp lý
|
Chị Nguyễn Thị A có tổng thu nhập là 8.500.000 đồng/tháng
|
Nhiều doanh nghiệp, không phân bổ một cách hợp lý nguồn thu nhập này cho NLĐ, mà chỉ để chung một cột tiền lương: 8.500.000 đồng.
Như vậy, tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc của chị Nguyễn Thị A là 8.500.000 đồng.
|
Doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế và phân bổ nguồn thu nhập này cho NLĐ như sau:
- Tiền lương: 7.000.000 đồng
- Phụ cấp ăn giữa ca: 700.000 đồng.
- Tiền hỗ trợ xăng xe: 300.000 đồng
- Tiền hỗ trợ nhà ở: 300.000 đồng
- Tiền hỗ trợ giữ trẻ: 200.000 đồng.
Như vậy, tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc của chị Nguyễn Thị A trong trường hợp này chỉ là 7.000.000 đồng.
(Lưu ý: Nếu thực tế, chị Nguyễn Thị A còn có nhiều khoản không phải tính đóng BHXH bắt buộc thì kế toán cần phân bổ hợp lý thu nhập vào những khoản này).
|
Thanh Hữu