Trang chủ  |  Đảng  |  Công đoàn  |  Đoàn thanh niên  |  Diễn đàn  |  Liên hệ  |  Weblink  |  Góp ý  |  English   
 Phương châm hoạt động của Công ty là “Chất lượng là cơ sở và điều kiện cho sự phát triển bền vững”
1. Xây dựng, thực hiện, duy trì và không ngừng cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2015 nhằm chứng minh năng lực của Công ty trong việc cung cấp một cách nhất quán các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng và yêu cầu của Luật định.
2. Luôn đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chất lượng máy, thiết bị, cơ sở hạ tầng; chất lượng tri thức trong doanh nghiệp và môi trường làm việc để nâng cao năng lực cạnh tranh.
3. Thúc đẩy các cơ hội nâng cao thỏa mãn khách hàng; giải quyết các rủi ro và cơ hội liên quan đến mục tiêu và hoạt động chung của Công ty và khả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng.
4. Tất cả người lao động trong Công ty đều hiểu rõ và có ý thức, trách nhiệm thực hiện đúng các quy chế, quy định, quy trình, thủ tục và các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
CỔNG THÔNG TIN TMN

  

Năm 2015

  

Năm 2016

  

Năm 2017

  

Năm 2018

  

Năm 2019

  

Năm 2020

  

Năm 2021

  

Năm 2022

  

Năm 2023
Download phần mềm
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Tích tụ đất đai - phải đặt lợi ích người nông dân lên hàng đầu
17/4/2017 8:17:00 AM
Sáng 14/4, tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị Giải pháp tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển cùng lãnh đạo các bộ, ngành, các địa phương, các nhà khoa học, các chuyên gia nông nghiệp và đại diện các doanh nghiệp, tập đoàn và hiệp hội doanh nghiệp trong nước.

Hội nghị nhằm đánh giá và cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách quản lý đất đai, tích tụ đất đai và các chính sách khác có liên quan với tầm nhìn dài hạn và bền vững…

 

Nhiều mô hình thành công

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Hơn 30 năm trước đây, bắt đầu từ chủ trương khoán 10 do đồng chí Kim Ngọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc khởi xướng, chính sách giao đất ổn định lâu dài góp phần giải phóng sức lao động, tạo bước chuyển biến cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và xã hội nông thôn. Từ một nước thiếu lương thực đã vươn lên trở thành một trong các nước xuất khẩu gạo, nông sản lớn của thế giới. Trước yêu cầu đổi mới và hội nhập sâu rộng, chính sách, pháp luật đất đai về cơ bản đã được hoàn thiện phù hợp hơn với cơ chế thị trường.

Chính sách, pháp luật trong thời gian qua đã khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho người sử dụng đất tập trung, tích tụ đất đai theo quy mô lớn và yên tâm hơn trong việc đầu tư vào đất đai, bước đầu thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp... Thực tế đã có nhiều mô hình và phương thức thực hiện có hiệu quả, đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, cần phải có những đánh giá về các mô hình hiện nay đã tập trung được đất đai và thu hút được doanh nghiệp sản xuất để thấy được những mặt mạnh, mặt yếu, những cản trở… để từ đó đưa ra những chính sách, những giải pháp nhằm đem lại hiệu quả của việc tích tụ đất đai. Một số mô hình liên kết sản xuất kinh doanh đã thành công với các cánh đồng mẫu lớn ở An Giang; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp kinh tế hộ cũng phát triển mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều địa phương như Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, An Giang, Hà Nội... đã có nhiều mô hình sáng tạo trong thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai.

 

Ông Nguyễn Mạnh Hiển - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai - trình bày tham luận tại Hội nghị

 

Còn tình trạng chậm tích tụ đất đai

Về tình trạng còn chậm tích tụ đất đai, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, thực tế cho thấy quá trình tích tụ, tập trung đất đai diễn ra còn chậm, đất đai manh mún đang là yếu tố làm chậm tiến trình chuyển dịch nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, giảm hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động mà theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy sản lượng nông nghiệp bình quân trên mỗi lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 của Indonesia và chưa bằng 1/2 so với Thái Lan và Philipin mà trong đó có rất nhiều nguyên nhân.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, nguyên nhân của tình trạng chậm tích tụ là do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông thôn diễn ra chậm; Một số chính sách, pháp luật đất đai chưa thúc đẩy tích tụ như đối với hộ gia đình, cá nhân: Quy định hạn mức nhận chuyển quyền đối với đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản của hộ gia đình, cá nhân tại Điều 130 Luật đất đai chưa khuyến khích tích tụ để phát triển những trang trại sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cá nhân nhận chuyển quyền vượt hạn mức là hành vi pháp luật nghiêm cấm và phần diện tích đất vượt hạn mức bị từ chối nhận thế chấp khi vay vốn ngân hàng… “Có phải đây là vấn đề đang cản trở hay không, chúng ta cần xem xét để hoàn thiện chính sách” - Bộ trưởng đặt vấn đề.

Bên cạnh đó, đối với nhà doanh nghiệp, mặc dù không có quy định hạn mức giao và nhận chuyển nhượng nhưng quyền tiếp cận đất nông nghiệp của doanh nghiệp còn gặp khó khăn do quy định tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ của hộ gia đình, cá nhân trừ trường hợp được chuyển mục đích theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

Luật Đất đai hạn chế các trường hợp Nhà nước thu hồi để thực hiện dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trong khi đó mặc dù có cơ chế tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng nhưng nhiều trường hợp do chưa có sự đồng thuận cao của người sử dụng đất nên không thể tích tụ, tập trung đất đai. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế về các hình thức tiếp cận đất nông nghiệp so với doanh nghiệp trong nước.

Chính sách thuế, phí liên quan đến chuyển nhượng đất nông nghiệp áp dụng chung như các bất động sản khác, còn tương đối cao so với lợi nhuận có thể tạo ra từ sản xuất nông nghiệp. Việc xử lý đối với các trường hợp chậm đưa đất vào sử dụng chưa được thực hiện nghiêm trên thực tế. Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển kém; còn tình trạng nông dân mặc dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn giữ đất… đây là những đề thuộc về nhận thức. 

“Nước ta không thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, hiệu suất lao động trong nông nghiệp nếu vẫn duy trì nền nông nghiệp manh mún, phân tán, tự phát… Đó là một nguyên nhân cơ bản đồng thời chưa gắn được với chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp với thị trường để nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh của nền nông nghiệp Việt Nam và càng không có điều kiện trong thế giới hội nhập ngày nay.” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

 

Phải đặt lợi ích người nông dân lên hàng đầu

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, tích tụ, tập trung ruộng đất hình thành những cánh đồng lớn cùng với những giải pháp khác là yêu cầu, là đòi hỏi và là một trong những động lực cho tái cơ cấu nền nông nghiệp. “Tuy nhiên, như Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã nói, tất cả những giải pháp, tập trung vào tích tụ đất đai phát triển nền nông nghiệp lớn, thì đều phải có mục tiêu là vì quyền lợi, mục đích là phải bảo vệ được người nông dân” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, ưu tiên đầu tiên là phải đảm bảo đời sống, sinh kế ngày một tốt hơn cho nông dân, để nông dân được hưởng lợi từ quá trình phát triển, tích tụ và tập trung; tránh tình trạng nông dân bán đất tiếp tục phá rừng làm nương như ở Tây Nguyên trong giai đoạn trước đây. Cần đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế để chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Đề cập đến thực tế, việc tích tụ và cập trung mà chúng ta không chú ý đến lợi ích của người nông dân và tính phù hợp của lực lượng lao động ở nông thôn thì việc thực hiện tích tụ rất khó khả thi, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp, người nhận chuyển nhượng, nhận thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp tổ chức đào tạo nghề và khuyến khích người nông dân tham gia vào công việc này để họ vào làm việc để có thu nhập và sinh kế tốt hơn.

 

Toàn cảnh Hội nghị sáng 14/4 tại TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

 

Chưa phải là vấn đề cần và đủ

Về những giải pháp trong tích tụ, tập trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Tôi muốn nói, tích tụ đất đai không phải là vấn đề cần và đủ mà chúng ta cần phải tính đến nhiều giải pháp đồng bộ và quan trọng khác như: giải pháp về thị trường, giải pháp về thu hút mọi nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, giải pháp để quy hoạch và xây dựng được nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ…  để có thể có được nền nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh và hội nhập”.

Bộ trưởng cũng đề nghị các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia tập trung vào nghiên cứu, thảo luận về những giải pháp trong quá trình tích tụ đất đai như: Cần có chính sách đánh thuế cao đối với đất nông nghiệp bị bỏ hoang, chậm đưa vào sử dụng để hạn chế các trường hợp đầu cơ đất nông nghiệp chờ quy hoạch chuyển mục đích, cũng như hạn chế tình trạng nông dân không sản xuất để đất hoang nhưng không chuyển nhượng, cho thuê lại; việc quản lý, việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo công khai minh bạch để người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất yên tâm đầu tư mà không lo bị nhà nước thu hồi để chuyển mục đích sử dụng. Điều này hết sức quan trọng bởi nó liên quan đến vấn đề huy động ứng dụng khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư nó đảm bảo được tính ổn định, lâu dài của chính sách.  

Phải tạo được cơ chế đồng bộ thúc đẩy thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển thông qua việc công khai minh bạch thông tin, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa… cần được tiến hành nhanh hơn. Việc cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đăng ký biến động khi chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn quyền sử dụng đất; thực hiện chính sách miễn thuế thu nhập đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Cùng với việc hoàn thiện các chính sách, chính quyền các cấp phải tích cực vào cuộc để vận động thuyết phục nông dân có đất không sản xuất, sản xuất không hiệu quả cho thuê lại đất; đồng thời cần đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa cho người nhận chuyển nhượng để hợp thành thửa lớn thuận lợi cho cơ giới hóa.

Nghiên cứu mở rộng quyền tiếp cận về đất đai đối với doanh nghiệp nông nghiệp. Để thu hút đầu tư đầu tư xây dựng hạ tầng khu nông nghiệp công nghệ cao, một số ý kiến đề nghị bổ sung trường hợp đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu nông nghiệp công nghệ cao vào các trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 62 Luật đất đai. Sửa đổi Điều 191 Luật đất đai theo hướng không hạn chế tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân.

Nghiên cứu mở rộng quyền tiếp cận của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng cho phép nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để tổ chức sản xuất nông nghiệp tại khu vực đã được quy hoạch, không thuộc khu vực nhạy cảm về quốc phòng, an ninh.

Xem xét quy định thời hạn sử dụng đất đối với đất nông nghiệp trong hạn mức Nhà nước giao đất của hộ gia đình, cá nhân để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh vì đối với quỹ đất này khi hết thời hạn thì hộ gia đình, cá nhân vẫn được tiếp tục gia hạn nếu có nhu cầu.

Thiết lập cơ chế tạo quỹ đất để phục vụ cho phát triển nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Thực tế hiện nay, nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn và có tâm lý ngại tiếp xúc để trực tiếp thỏa thuận với người sử dụng đất.

Thúc đẩy nông dân liên kết để sản xuất kinh doanh. Trong mô hình này doanh nghiệp đóng vai trò đầu mối cung cấp vật tư, giống, khoa học công nghệ và bao tiêu đầu ra, nông dân vẫn sản xuất trên ruộng đất của mình nhưng tự hình thành các nhóm hộ sản xuất cùng áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật từ giống, canh tác, cơ giới hóa và đặc biệt là vấn đề nắm bắt thị trường...

Bài: Việt Hùng, Ảnh: Khương Trung

 
Các tin khác
  Triển khai Luật Đất đai kịp thời, đồng bộ và hiệu quả
  Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản: Bảo đảm không chồng chéo với Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai
  Long An: Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển
  Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai
  Hội nghị Giao ban công tác tài nguyên và môi trường toàn quốc
  Đảng ủy Khối cơ sở Bộ TN&MT: Tuyên dương 70 tập thể, cá nhân điển hình “Dân vận khéo”
  TP.HCM: Công khai thông tin dữ liệu đất đai
  Khối thi đua số VI giành Giải Nhất Hội diễn văn nghệ ngành TN&MT
  Đẩy mạnh phong trào thi đua hướng tới Kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bộ TN&MT
  Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022
  Gỡ vướng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án VILG
  Ngành TN&MT tăng tốc chuyển đổi số
  Bộ TN&MT: Hướng dẫn kịp thời việc cấp GCN tại các dự án nhà ở
  Bộ TN&MT hoàn thành cung cấp 100% thủ tục hành chính trên môi trường trực tuyến
  Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng TP.HCM, Hà Nội
  Bố trí cho cán bộ, công chức, VC sử dụng CNTT làm việc tại nhà từ 01/4
  Sửa đổi một số quy định về hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất
  Khối thi đua số VI (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ký giao ước thi đua năm 2019
  NHIỆT LIỆT CHÚC MỪNG THÀNH TÍCH CỦA ĐOÀN HỘI THAO CÔNG TY TẠI HỘI THAO NGÀNH TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CÁC TỈNH PHÍA NAM LẦN THỨ XVI
  Cải cách hành chính quý I/2019 của Bộ TN&MT: Thực chất - tiết kiệm - hiệu quả
Hôm nay có 1 văn bản mới
VP : 1 (VB)
Tên đăng nhập  
Mật khẩu  
 
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
Cập nhật:Thứ 2 lúc 15:01 15/4
THÔNG TIN CẦN BIẾT
   Thời tiết
   Tỷ giá ngoại tệ
   Giá vàng
Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam
Số 30, đường số 3, khu phố 4, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.37408111, 028. 37415512, Fax: 028.37408538     Email:     tmn@monre.gov.vn
Copyright © 2006 CERS Software Group. All rights reserved