Trang chủ  |  Đảng  |  Công đoàn  |  Đoàn thanh niên  |  Diễn đàn  |  Liên hệ  |  Weblink  |  Góp ý  |  English   
 Phương châm hoạt động của Công ty là “Chất lượng là cơ sở và điều kiện cho sự phát triển bền vững”
1. Xây dựng, thực hiện, duy trì và không ngừng cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2015 nhằm chứng minh năng lực của Công ty trong việc cung cấp một cách nhất quán các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng và yêu cầu của Luật định.
2. Luôn đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Thường xuyên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chất lượng máy, thiết bị, cơ sở hạ tầng; chất lượng tri thức trong doanh nghiệp và môi trường làm việc để nâng cao năng lực cạnh tranh.
3. Thúc đẩy các cơ hội nâng cao thỏa mãn khách hàng; giải quyết các rủi ro và cơ hội liên quan đến mục tiêu và hoạt động chung của Công ty và khả năng chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu quy định của hệ thống quản lý chất lượng.
4. Tất cả người lao động trong Công ty đều hiểu rõ và có ý thức, trách nhiệm thực hiện đúng các quy chế, quy định, quy trình, thủ tục và các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng.
CỔNG THÔNG TIN TMN

  

Năm 2015

  

Năm 2016

  

Năm 2017

  

Năm 2018

  

Năm 2019

  

Năm 2020

  

Năm 2021

  

Năm 2022

  

Năm 2023
Download phần mềm
Đổi màu cho môi trường bắt nguồn từ doanh nghiệp
3/10/2016 9:43:00 AM
Doanh nghiệp phát triển gắn với bảo tồn tài nguyên, môi trường là cơ hội lớn để tăng trưởng kinh tế Việt Nam đổi màu từ nâu sang xanh bền vững.
 
Doanh nghiệp là đối tác quan trọng trong tiến trình hướng tới phát triển kinh tế bền vững

 
Doanh nghiệp phá

Tăng trưởng bền vững

Trong giai đoạn phát triển, những tác động từ quá trình đầu tư, thu hút đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa với nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau thời gian qua đã dẫn đến việc bùng phát các vấn đề về môi trường tại Việt Nam.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Văn Tài, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), ở giai đoạn kinh tế phát triển bùng nổ (từ năm 2006 – 2010), Việt Nam chủ trương thu hút đầu tư rất mạnh với tinh thần “trải thảm đỏ” hoặc thu hút đầu tư bằng mọi cách, nhưng lại chưa quan tâm nhiều đến những tác động môi trường. Để đến thời điểm này, khi những dự án được xây dựng ở những thời điểm đó bắt đầu đi vào hoạt động, ít nhiều đã bộc lộ những mặt trái, mặt yếu và thể hiện tính phát triển thiếu bền vững.

“Chỉ cần một nhóm đối tượng dự án đầu tư, chiếm khoảng 20% thành phần kinh tế nhưng có thể gây ra từ 70% - 80% ảnh hưởng về môi trường của Việt Nam. Dễ thấy điều này ở những dự án lớn, những loại hình sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, những dự án có công nghệ lạc hậu đang tiềm ẩn gây ra sự cố môi trường không nhỏ”, ông Tài chỉ rõ.

Khi nhìn nhận về các chính sách khuyến khích của Chính phủ nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên Môi trường (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng khẳng định rằng, Việt Nam đã sớm xác định phát triển bền vững là con đường tất yếu và có nhiều nỗ lực để thực hiện các mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận lại chặng đường phát triển vừa qua, theo đánh giá chung của Chính phủ cũng như các tổ chức nghiên cứu trong nước và quốc tế, kinh tế Việt Nam phát triển chưa thực sự bền vững.

Việc phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua thực chất chỉ là “kinh tế nâu”, dựa nhiều vào việc đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, tăng vốn đầu tư và thâm dụng lao động. Trong khi đó, việc sử dụng tài nguyên, năng lượng chưa được hiệu quả, cường độ phát thải khí nhà kính quá cao, quản lý còn bất cập dẫn đến ô nhiễm môi trường gia tăng.

Cách nhìn mới

Xác định doanh nghiệp là đối tác quan trọng trong tiến trình hướng tới phát triển kinh tế bền vững, thời gian qua, Chính phủ cùng với cộng đồng doanh nghiệp đã xây dựng và thực hiện những chính sách quan trọng liên quan đến tái cấu trúc nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Tài cho rằng, mặc dù có chung hoàn cảnh giống như nhiều quốc gia đi trước khi phát triển kinh tế đều phải đối mặt với những vấn đề về môi trường, nhưng quan trọng nhất là Việt Nam phải có hướng đi, cách làm khác để tránh hoặc sớm thoát ra những sai lầm tương tự.

Cụ thể là khi đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư, cần đánh giá các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án. Đồng thời cần, giám sát các hoạt động xả thải của doanh nghiệp cũng như quan trắc đánh giá môi trường ra sao, để có thể tiếp cận một cách có hệ thống và bài bản tiêu chuẩn thu hút đầu tư cũng như quá trình thanh, kiểm tra về sau.

Theo ông Tài, khi hiểu được các vấn đề lớn về môi trường để thấy được vai trò cũng như sự tham gia của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững của Việt Nam (VBCSD) trong việc tham gia đóng góp, giải quyết các vấn đề nóng, bức xúc, đang được xã hội đang quan tâm. Từ đó phát huy vai trò đồng hành của doanh nghiệp với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Cùng quan điểm hướng đến phát triển bền vững trong các hoạt động kinh tế, ngành kế hoạch và đầu tư Việt Nam cũng luôn mong muốn doanh nghiệp đóng góp nhiều hơn nữa trong công cuộc thực hiện các mục tiêu của Chương trình Nghị sự năm 2030. Doanh nghiệp tham gia các hành động vì sự phát triển bền vững sẽ không chỉ là nghĩa vụ, mà còn có nhiều cơ hội cho các giải pháp công nghệ và hình thức kinh doanh tiên tiến để giải quyết các thách thức phát triển bền vững không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế.

“Muốn vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần đưa ra được các cách thức kinh doanh bền vững, đảm bảo trách nhiệm xã hội, giảm thiểu những tác động đến môi trường. Các doanh nghiệp cần nhanh chóng làm quen với những mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, xác định tâm thế của mình để nắm bắt cơ hội kinh doanh, có được kế hoạch kinh doanh với nội dung phát triển bền vững là cốt lõi, tránh được rủi ro cho mình và cộng đồng trong quá trình sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nội dung của Chương trình nghị sự năm 2030”, ông Tuấn Anh đề xuất.

L.Nhi

theo báo điện tử BTNMT
 
Các tin khác
  Xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu TN&MT giai đoạn I
  15 nhiệm vụ ưu tiên để triên khai Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ
  Đánh giá phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu
  Công nghệ đo đạc bản đồ hiện đại quyết định thành công kỷ nguyên số: Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đồng bộ và thống nhất
  Kết nối, khai thác tài sản trí tuệ từ các trường đại học, viện nghiên cứu
  Quy định mới về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính
  Giá đất TP HCM cao nhất 162 triệu đồng mỗi m2
  Dự kiến bãi bỏ 05 thủ tục trong đăng ký doanh nghiệp
  TP.HCM: Thông báo các thay đổi về BHXH, BHYT, BHTN từ 01/7/2018
  TP.HCM: Sẽ đấu giá 09 lô đất vùng lõi Khu đô thị mới Thủ Thiêm
  Lộ trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án sân bay Long Thành
  08 công việc pháp lý doanh nghiệp phải làm trước khi nghỉ Tết Âm Lịch
  TP.HCM: ”Tiêu thụ” trên 32.000 căn hộ chung cư trong năm 2017
  Gần 23.000 tỷ đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng HKQT Long Thành
  TP.HCM: Chính thức đưa vào sử dụng tuyến buýt sông đầu tiên
  TP.HCM: Cho thuê ngắn hạn nhà, đất thuộc SHNN đã duyệt phương án bán đấu giá
  TP.Hồ Chí Minh: 105 chung cư có mâu thuẫn, tranh chấp
  Thị trường bất động sản giai đoạn cuối năm 2017: Cuộc chiến nhà giá rẻ
  96.300 tỉ đồng sẽ đầu tư vào Hậu Giang
  Bất động sản Long An lên ngôi nhờ cú hích hạ tầng giao thông
17/04/2024 có 3 văn bản mới
BCH.Đang Uy : 3 (VB)
Tên đăng nhập  
Mật khẩu  
 
LỊCH CÔNG TÁC TUẦN
Cập nhật:Thứ 6 lúc 15:05 19/4
THÔNG TIN CẦN BIẾT
   Thời tiết
   Tỷ giá ngoại tệ
   Giá vàng
Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam
Số 30, đường số 3, khu phố 4, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.37408111, 028. 37415512, Fax: 028.37408538     Email:     tmn@monre.gov.vn
Copyright © 2006 CERS Software Group. All rights reserved